Chào mọi người! Đây là Hoàng Anh và bạn đang nghe bài đánh giá từ chuyên mục dõi theo thị trường của FIBO Group.
Trong bản phát hành hôm nay, chúng tôi sẽ đề cập đến các chủ đề sau:
Rõ ràng là nền kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh chóng nhờ một lượng lớn các gói kích thích tài chính. Chắc chắn một phần của các gói này chảy vào thị trường tài chính, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng ổn định của các chỉ số chứng khoán Mỹ. Nhưng đồng thời, tôi cũng muốn lưu ý đến sự phục hồi của hoạt động tiêu dùng ở Hoa Kỳ. Ở giai đoạn này, có vẻ như cơ chế bơm tiền vào nền kinh tế Mỹ được đưa ra là lý tưởng, bởi vì chúng ta đang chứng kiến một hiệu quả tích cực mang đến cho nền kinh tế.
Thật không may, điều này không hoàn toàn đúng. Máy in tiền của Cục Dự trữ Liên bang đang hoạt động ở mức công suất kỷ lục, nhưng không phải tất cả tiền in ra vẫn còn ở Hoa Kỳ. Một trong những thông tin cần chú ý là - thâm hụt thương mại, vốn đã đạt mức cao lịch sử, vượt mốc 71 tỷ đô la. Sự gia tăng thâm hụt là do lượng hàng xuất khẩu giảm khá mạnh. Hiện tại, điều này không tác động nhiều đến nền kinh tế Mỹ, nhưng nó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực về lâu dài.
Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang tiền tệ châu Âu và đặc biệt là đồng bảng Anh. Trong phần lớn thời gian của tuần, đồng bảng Anh đã giảm, song song với sự tụt giá của đồng đô la Mỹ khi cùng lúc này chỉ số đô la Mỹ đã giảm 1%. Sự suy yếu của đồng tiền Anh là do xuất hiện thông tin trên các phương tiện truyền thông rằng tốc độ tiêm chủng ở Albion sẽ chậm lại đáng kể cho đến cuối tháng 7, và cũng có khả năng từ chối tiêm vắc xin AstraZeneca cho những người dưới 30 tuổi.
Kết quả là, cặp tiền tệ GBP / USD đã giảm gần 200 điểm. Trong cùng khoảng thời gian, cặp tiền GBP / JPY đã mất hơn 300 điểm. Nhìn chung, các nhà giao dịch và nhà đầu tư vẫn trên tinh thần bán đối với đồng tiền Anh, vì vậy vẫn có nguy cơ đồng tiền này tiếp tục suy yếu.
Diễn biến trên thị trường kim loại quý hoàn toàn trái ngược. Giá vàng đang ở rất gần mức $ 1,750 - đây là mức cao nhất trong tháng 3 và cũng là mức kháng cự mạnh trong kỹ thuật. Trong trường hợp này, động lực chính của tăng trưởng vẫn là chính sách tiền tệ đang diễn ra của Cục Dự trữ Liên bang và các khoản kích thích tài chính kỷ lục. Rốt cuộc, một phần nhất định của thanh khoản được chuyển đến thị trường này. Tuy nhiên, xu hướng giảm vẫn tiếp tục nên vẫn có nguy cơ xảy ra một làn sóng giảm khác, đặc biệt là vào thời điểm điều chỉnh các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ.
Và đó là tất cả những gì bạn cần quan tâm. Chúng tôi khuyên bạn hãy lưu ý và chuẩn bị cho những kịch bản bất ngờ của thị trường!